Ngôn ngữ Vietnamese Ngôn ngữ English

Cách pha mực in bao bì giấy

Cách pha mực in bao bì giấy không hề khó như chúng ta vẫn tưởng. Thử cùng chúng tôi khám phá công thức sau để biết thêm 1 điều thú vị bạn nhé!

Loại mực thường được dùng trong in ấn

Trước khi tìm hiểu về cách pha, đối nét về các loại mực hiện đang được nhiều công ty in bao bì sử dụng trong quy trình sản xuất của mình sẽ là điều cần thiết. Theo đó, chúng ta có thể điểm qua:

Mực in Ribbon (Mực in Ruy băng)

loại mực in cơ học lâu đời nhất – có từ khi mà máy đánh chữ còn thông dụng. Nói cách khác, đây là một dạng film mực được cuộn tròn theo dạng ruy băng, chuyên dùng cho máy in tem nhãn mã vạch. Trên thị trường hiện có nhiều mẫu mã phục vụ đa dạng nhu cầu in ấn từ doanh nghiệp:

  • Mực in Ribbon Wax: Giá thành thấp nhất, nóng chảy bởi nhiệt độ thấp giúp bảo vệ đầu in, sử dụng tốt với các loại tem nhãn decal phủ chất liệu giấy ( decal PVC, decal giấy)
  • Mực in Ribbon Wax/Resin: Chất lượng mực in tốt hơn Mực in mã vạch Wax, có khả năng chóng trày xước, mài mòn.
  • Mực in Ribbon Resin: Đây là loại mực in mã vạch tốt nhất , lâu bền nhất, nhưng cũng đòi hỏi nhiệt lượng đầu in cao nhất.

Mực in bao bì giấy có nhiều loại

Mực in có nhiều loại (Ảnh minh họa)

Giấy in nhiệt (giấy in chuyển nhiệt)

Là một loại giấy thấm tẩm hóa chất nhạy nhiệt. Khi giấy được tiếp xúc với nhiệt, hóa chất sẽ thay đổi màu (thường là màu đen), và sẽ cho ra một hình ảnh. Loại giấy này có nhiều lợi thế so với các công nghệ in truyền thống vì không cần có hộp chứa đầy mực. Phân loại:

  • Giấy in chuyển nhiệt thường: Thường được dùng để in lên ly sứ, gạch men, áo sáng màu, pha lê... được sử dụng nhiều nhất trên thị trường.
  • Giấy in chuyển nhiệt Sublimation: Cao cấp hơn giấy in chuyển nhiệt thường là khi in, nó sẽ chuyển từ mực giấy qua nhiều hơn, cho màu sắc đẹp hơn, trung thực hơn. Có thể in trên áo 60% cotton.
  • Giấy in nhiệt đậm: Chuyên dùng để in áo tối màu như đen, đỏ đậm, xanh đậm...
  • Giấy in chuyển nhiệt Jetpro: Thay thế cho giấy in nhiệt đậm, xuất xứ từ châu Âu, chất lượng cao hơn giấy in nhiệt đậm, chuyên dùng lên áo màu đậm, tối màu, khi in có lớp cao su, không bị bong và bay màu.

 Một dạng giấy in chuyển nhiệt

Một dạng giấy in chuyển nhiệt

Mực in dạng bột

Dùng cho máy in laser, loại mực in này được làm bằng cách liên kết một chất màu với một polymer để tạo thành một loại bột nhuyễn có tính chất điện học đặc biệt.

Ưu điểm của mực in dạng bột là có độ bền cao và chất lượng, nhất là cho các ứng dụng như in văn bản và bản vẽ nét đơn. Tuy nhiên, chúng không thích hợp để in ảnh.

Mực in dạng lỏng

Dùng cho máy in phun. Mực được bơm bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua các vòi nhỏ trong đầu in để tạo ra những dữ liệu trên mặt giấy – hình vẽ hoặc chữ viết. Tuy nhiên hạn chế của loại này là thường bị lem , không bền màu và phai màu theo thời gian.

Mực in dạng đặc

loại mực in giống như sáp, được bán theo kiểu từng lốc nhỏ cho từng màu sơ chế để tạo hình ảnh trên giấy (màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen, hay CMYK – cyan, magneta, yellow, black).

Ưu điểm của nó là tốc độ in nhanh , thân thiện với môi trường nhưng chi phí lại khá cao.

Mực in lụa trên giấy

In lụa trên giấy – bao bì giấy được ứng dụng ở Việt Nam bằng loại mực Tobo (sản xuất tại Trung Quốc). Với kỹ thuật này, nắm được tỉ lệ pha mực và quy trình in sẽ giúp các công ty in bao bì, các nhà in có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí, thời gian sản xuất mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt cho sản phẩm.

Kỹ thuật in lụa trên giấy

Kỹ thuật in lụa trên giấy

In bao bì bằng mực in lụa cần tới: khung lụa, mực, lụa, bàn in… Loại mực Tobo được sử dụng có rất nhiều màu sắc và chủng loại (mực bóng, mực kim tuyến, mực dạ quang…) đáp ứng nhu cầu từ khách hàng.

Hiện nay, kỹ thuật in lụa trên giấy có 2 loại: in trên giấy thường và in trên giấy cao cấp. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua cho các bạn cách pha mực in lụa trên bao bì giấy loại thường.

Phối chế mực in lụa để in trên giấy

Mực in lụa trên giấy có đủ loại màu sắc và đặc tính như:

  • Mực trong
  • Mực đục
  • Mực bóng
  • Mực mờ
  • Mực dạ quang
  • Mực kim tuyến, in nổi, mau khô, chậm khô, cứng, dẻo...

Để phối chế mực, ta cần chuẩn bị:

  • Mực in lụa trên giấy TOBO 100%
  • Chướng dầu ( kem in giấy ) 60%
  • Sicatif chất mau khô 1%
  • Dầu hội 10%
  • Xăng A83 pha loãng vừa in.

Cách thực hiện:

  • Cho 60% chướng dầu vào mực gốc quậy hòa tan.
  • Cho 10% dầu hôi vào quấy tiếp cho loãng ra.
  • Cho 1% sicatif  (ngoại) vào quấy - Thấy còn đặc quá thì cho xăng A83 cho loãng và cả 5 thứ quấy mạng vào hòa tan thành khối đồng nhất.
  • Bắt đầu in.

Lưu ý:

  • Nếu thấy bị bít khung, khó in thì cho thêm dầu thông vào từ 5 đến 10%.
  • Nếu mực quá đặc thì thêm chướng và Xăng cho loãng ra.
  • Nếu thấy mực quá lỏng, nét dễ bị lem thì cho thêm mực gốc vào cho sệt lại.
  • Mỗi lần thêm chất phụ gia gì vào là mỗi lần phải quậy mực lại cho hòa tan thành khối đồng nhất rồi mới in.
  • Xăng A83, chướng dầu và chất mau khô là chất kích thích tương tác làm cho mực mau khô tăng năng suất.

Phương pháp pha màu

Như đã biết, theo lý thuyết, khi pha hai màu bù với nhau sẽ cho màu đen theo tổng hợp trừ. Còn trên thực tế lại cho màu xám, cụ thể cách pha như sau:

Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu

Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi hai màu này càng cách xa nhau (trên vòng màu).

Bảng màu

Bảng màu (Ảnh minh họa)

Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn. Như vậy, mực đen được dùng vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.

Pha hai màu có liều lượng bằng nhau

Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn.

Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại.

Pha các màu đậm, nhạt với nhau

Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng.

Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha mực đậm.

Pha mực trắng vào mực màu

Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.

Pha mực in lụa trên giấy được ứng dụng phổ biến trong in bao bì giấy, in lịch, thiệp cưới… Những mẫu in với màu sắc đẹp, rõ nét và lâu phai luôn làm hài lòng khách hàng. Cần được tư vấn để hiểu rõ hơn, bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ:

Công ty Cổ phần In số 7

  • Địa chỉ: Lô 26-28 Đường Tân Tạo, KCN Tân Tạo, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Điện thoại: (84.8) 3754 5839 (4 lines) - Fax: (84.8) 3754 5840
  • Emailin7@hcm.fpt.vn
  • Websitewww.in7.com.vn